Cấu trúc vốn tối ưu cho doanh nghiệp có nhiều lợi ích tốt. Mỗi doanh nghiệp hình thành đều có một cấu trúc vốn nhất định. Việc bố trí cấu trúc về vốn ra sao tùy vào từng trường hợp tình hình doanh nghiệp. Hãy tham khảo bài viết b1.edu.vn để hiểu rõ nhé!
Hiểu về cấu trúc vốn doanh nghiệp
Cấu trúc vốn doanh nghiệp đó là sự phân chia tỷ lệ giữa vốn cổ phần và phần vay nợ. Hiểu đơn giản là tổng các nguồn được huy động để đầu tư. Trong đó có các phần vốn hoặc nợ khác nhau, sẽ phân chia tỷ lệ. Tỷ lệ thế nào là tùy vào tình hình của doanh nghiệp. Sẽ có nơi đầu tư 100% tiền vốn cá nhân, cũng có nơi cần vốn bằng cách vay nợ…
Tại sao cấu trúc vốn tối ưu cho doanh nghiệp rất quan trọng?
Cấu trúc vốn tối ưu cho doanh nghiệp rất quan trọng. Việc phân chia tỷ lệ vốn ra sao sẽ đảm bảo khả năng hoạt động của doanh nghiệp đó. Cùng xem thêm các lý do cần cấu trúc vốn tối ưu sau đây.
Đảm bảo tài chính ổn định
Khi sở hữu nguồn vốn ban đầu theo một cấu trúc nhất định, doanh nghiệp đã bắt đầu định hình con đường phát triển. Cấu trúc vốn tối ưu cho doanh nghiệp nhằm bảo đảm nguồn tài chính ổn định.
Hơn nữa, khi các nhà đầu tư quan sát cấu trúc vốn doanh nghiệp tốt thì sẽ dễ gia tăng giá trị của cổ phần hơn. Do đó, các doanh nghiệp cần nhanh chóng tái tạo một cấu trúc vốn khả quan nhất. Nhằm thúc đẩy thêm đầu tư mới đến với doanh nghiệp mình nhé.
Gia tăng giá trị sở hữu
Rõ ràng khi các nguồn vốn doanh nghiệp đã cơ cấu chính xác thì các nhà đầu tư cũng yên tâm hơn. Họ sẽ nhìn nhận về khả năng sinh lời từ nguồn vốn ban đầu. Từ đó, doanh nghiệp mới có thể bắt đầu thu hút thêm nhà đầu tư.
Bên cạnh đó là các giá trị sở hữu như cổ phần, chứng khoán đều có thể đi lên. Khi các giá trị này gia tăng thì sẽ có lợi cho doanh nghiệp trên đường dài.
Linh hoạt điều chỉnh nợ vay
Một cấu trúc vốn tối ưu cho doanh nghiệp sẽ tạo nên sự linh hoạt. Các chủ sở hữu sẽ dễ dàng hơn khi điều chỉnh nợ vay. Doanh nghiệp sẽ xoay nguồn tài chính thuận lợi, cho dù thị trường biến động ra sao.
Chỉ khi cấu trúc vốn hiệu quả thì doanh nghiệp sẽ luôn bền vững trước các “giông tố” thị trường. Ngoài ra, các sự cố bất ngờ hoặc các biến đổi thị trường, doanh nghiệp đều có thể xoay sở, ứng biến tốt.
Cấu trúc vốn tối ưu cho doanh nghiệp phù hợp giai đoạn
Trong từng giai đoạn hoạt động, phát triển doanh nghiệp, nguồn vốn cần chi phối hợp lý. Bên cạnh đó, vốn cũng bị chi phối, xoay vòng rất nhiều bởi hàng loạt yếu tố. Cùng tham khảo dưới đây.
Giai đoạn 1 tối ưu một chiều
Mỗi doanh nghiệp khởi động đều cần chi trả khá nhiều chi phí. Bao gồm các hoạt động như xây dựng hệ thống nhân sự, nhập hàng, marketing, PR… Do vậy, giai đoạn này sẽ là tối ưu theo một chiều. Nghĩa là chúng ta dành nguồn vốn đã chuẩn bị để chi trả, đầu tư.
Giai đoạn 2 tăng trưởng linh hoạt
Tiếp theo, khi doanh nghiệp ổn định và bắt đầu có doanh thu thì sẽ tới giai đoạn tăng trưởng. Lúc này doanh nghiệp có thể lấy lại dần vốn đã chi ra. Đồng thời, có thêm nguồn vốn mới để thực hiện nhiều kế hoạch sắp tới.
Trong giai đoạn này, cấu trúc vốn tối ưu cho doanh nghiệp sẽ linh hoạt dần. Chúng ta có thể sử dụng nguồn vốn phát sinh đến từ lợi nhuận thay vì chỉ tập trung vào vốn chủ sở hữu ban đầu.
Giai đoạn 3 phát triển lựa chọn
Giai đoạn 3 trong cấu trúc vốn tối ưu cho doanh nghiệp sẽ gia tăng các lựa chọn. Đến lúc này, doanh nghiệp đã mạnh mẽ đủ chi trả cho nhiều hoạt động kinh doanh khác. Đồng thời, sử dụng nguồn lợi nhuận chuyển đổi thành vốn và đầu tư mới.
Trên đây là hình dung về các giai đoạn cấu trúc vốn cụ thể. Tùy tình hình doanh nghiệp sẽ linh động chỉnh cấu trúc vốn tốt nhất.
Đo lường về cấu trúc vốn tối ưu cho doanh nghiệp
Nếu muốn phân chia vốn doanh nghiệp tốt thì chủ sở hữu cần tập trung nhiều yếu tố. Trong đó, có việc theo dõi chính sách chính phủ, xem xét giao dịch chủ sở hữu, quyền cổ đông… Tham khảo sau đây.
Theo dõi chính sách chính phủ
Để có một cấu trúc vốn tốt thì việc tuân theo chính sách từ chính phủ sẽ hỗ trợ bạn. Nhà nước vẫn thường có nhiều sự thay đổi về quy định kinh doanh cho doanh nghiệp. Điều đó cũng là thúc đẩy và giúp các doanh nghiệp thuận lợi trong quá trình điều hành.
Giao dịch bằng vốn của chủ sở hữu
Một yếu tố thể hiện rõ về cấu trúc vốn tối ưu cho doanh nghiệp là việc giao dịch bằng vốn chủ sở hữu. Các giao dịch thực hiện trên vốn chủ sở hữu sẽ xảy ra lợi nhuận có tỷ lệ cao hơn với lãi suất phải trả.
Quyền cổ đông
Cấu trúc vốn được tối ưu hóa thể hiện khi cổ đông đã có nhiều quyền hơn trong hội đồng. Đồng thời, các quyền biểu quyết của cổ đông cũng thể hiện được việc đã tối ưu về cấu trúc vốn hay chưa.
Bài viết giới thiệu về cấu trúc vốn tối ưu cho doanh nghiệp. Hy vọng, bạn đã hiểu thêm về việc xây dựng vốn đầu tư tốt hơn. Xem thêm các bài trên b1.edu.vn với nhiều thông tin hữu ích về kinh doanh và điều hành doanh nghiệp.